BÀI TUYÊN TRUYỀN
Về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Viruts Andeno là 1 nhóm viruts phổ biến lây qua đường giọt bắn vào đường hô hấp khi mọi người tiếp xúc với nhau. Viruts Andeno có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể như; niêm mạc mắt, đường thở, phổi, ruột, đường tiết niệu và hệ thần kinh. Viruts Andeno là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sốt, ho, viêm họng, viêm kết mạc, tiêu chảy, viêm bàng quang, viêm gan…Bất kỳ ai cũng có thể mắc vi rút Andeno, đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhiều do sức đề kháng kém.
1. Đường lây truyền
Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người qua đường hô hấp thông qua không khí
Lây qua niêm mạc khi bơi lội hoặc nguồn nước dùng trong sinh hoạt bị ô nhiễm do tiết dịch từ mắt, mũi, phân của người bị bệnh.
Tiếp xúc gián tiếp với những vật dụng cá nhân với người bị nhiễm Andeno
2. Các dấu hiệu nhận biết
Vi rút Andeno gây ra nhiều bệnh lý khác nhau:
-Viêm thanh khí phế quản: các dấu hiệu cảnh báo sớm là Ho, ho khan, khó thở, âm thanh khò khè khi thở, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt cao, ớn lạnh, đau họng và sưng hạch,
- Viêm kết mạc: mắt đỏ, chảy dịch, chảy nước mắt, vướng cộm mắt, cảm giác luôn có vật trong mắt
- Các bệnh về đường tiêu hoá: Tiêu chảy, nôn mửa, nhức đầu, sốt bị co thắt ở vùng dạ dày
- Viêm não, màng não: Có thể xuất hiện hiện các dấu hiệu: đau nhức đầu, sốt, cứng cổ, buồn nôn và nôn mửa
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Cảm giác nóng rát và đau khi đi tiểu, tiểu nhiều và tiểu ra máu
- Các dấu hiệu khó thở, sưng vùng quanh mắt, sốt cao vài ngày không dứt, trẻ có dấu hiệu mất nước như; khóc không có nước mắt, đi tiểu ít, môi khô và bỏng vảy, đó là các biến chứng nặng của bệnh.
Khi trẻ có các dấu hiệu khác thường kể trên, người dân không tự ý mua thuốc điều trị, mà hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Để tăng cường công tác phòng chống dịch, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài. Thực hiện công văn số 2691/UBND-YT ngày 29/11/2022 của UBND huyện về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết .
Trường mầm non Trấn Dương đề nghị giáo viên, phụ huynh phải theo dõi trẻ hàng ngày, đặc biệt khi trẻ đến lớp phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. tiếp theo là triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm kết mạc, phát ban.
3.Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, chăm sóc trẻ, chế biến thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Rửa tay cho trẻ hoặc hướng dẫn cho trẻ rửa tay với xà phòng nhiều lần trong ngày: Mỗi trẻ dùng một khăn, ca riêng.
- Quét nhà, lau nhà hằng ngày bằng các dung dịch xát khuẩn, dọn dẹp nhà cửa thông thoáng.
- Bàn ghế, đồ dùng đồ chơi của trẻ phải được lau, rửa sạch hàng ngày, vệ sinh và sát khuẩn ít nhất 1 lần/ ngày bằng dung dịch Cloramine B
Trường mầm non rất mong mọi người trong cộng đồng quan tâm, áp dụng để công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết đạt kết quả tốt.
Một số hình ảnh để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trong trường mầm non:
Các bé làm vệ sinh rửa tay, rửa mặt trước khi ăn
Các cô lao động vệ sinh môi trường để phòng, chống dịch bệnh